Nghĩa và cách sử dụng tên gọi torii Torii

Một cổng torii tại lối vào Shitennō-ji, một ngôi chùa tại Osaka.

Chức năng của torii là để đánh dấu lối vào của một chốn linh thiêng. Cũng vì lẽ đó mà con đường dẫn vào đền thờ Thần đạo được gọi là sandō (參道 (tham đạo), sandō?), luôn được mở rộng ra bởi một hoặc nhiều torii, đó cũng là cách dễ nhất để phân biệt một ngôi đền với một ngôi chùa. Nếu sandō đi qua nhiều torii thì cái ở ngoài gọi là ichi no torii (一之鳥居 (nhất chi điểu cư), ichi no torii?).[4] Các cổng tiếp theo gần ngôi đền hơn, theo thứ tự, ni no torii (二之鳥居 (nhị chi điểu cư), ni no torii?) và san no torii (三の鳥居 (tam chi điểu cư), san no torii?). Các torii khác nằm xa ngôi đền hơn đại diện cho mức độ nâng cao sự thiêng liêng của cổng gần honden (本殿 (bổn điện), honden?).[4] Cũng nhờ mối quan hệ vững chắc giừa đền thờ Thần đạo và Hoàng thất Nhật Bản, nên một cổng torii luôn đứng trước lăng mộ của mỗi hoàng đế.

Torii có trước hay sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản cho đến bây giờ vẫn còn là một câu hỏi.[5] Trong quá khứ torii chắc chắn đã từng được dùng tại lối vào các ngôi chùa. Thậm chí trong hiện tại, nổi bật như chùa Tứ Thiên Vương được xây bởi Thái tử Shotoku - ngôi chùa lâu đời nhất nước Nhật - cũng có một cổng torii trước lối vào.[6] (Cổng torii bằng gỗ nguyên gốc bị đốt cháy vào năm 1294 và được thay thế sau đó bằng một cổng bằng đá.) Nhiều ngôi chùa Phật giáo bao gồm một hoặc nhiều đền thờ Thần đạo dành riêng cho kami bảo hộ của họ ("Chinjusha"), và trong trường hợp này một cổng torii mang tính chất đánh dấu lối vào của đền thờ. Benzaiten là một nữ thần kết hợp có nguồn gốc từ nữ thần Ấn Độ Sarasvati, kết hợp các yếu tố của cả Thần đạoPhật giáo. Vì lý do này, lễ đường của nữ thần có thể được tìm thấy ở cả các ngôi chùa lẫn các Thần xã, và trong cả hai trường hợp ở phía trước của lễ đường đều được đặt một torii. Benzaiten đôi khi được miêu tả với một biểu tượng torii trên đầu (xem hình bên dưới).[6]Cuối cùng, cho đến thời kỳ Minh Trị (1868 -1912), torii cũng thường xuyên được trang trí bằng những miếng chép những đoạn kinh Phật.[7] Sự kết hợp giữa Phật giáo Nhật Bản và các torii do vậy trở nên lâu đời và bền chặt.

Yamabushi, các tu sĩ khổ hạnh ẩn cư trong núi của Nhật Bản với một truyền thống lâu đời như những chiến binh hùng mạnh được thiên phú cho sức mạnh siêu nhiên, đôi khi sử dụng torii như biểu tượng của họ.[6]

Torii đôi khi cũng được sử dụng như một biểu tượng của Nhật Bản trong những bối cảnh phi tôn giáo. Ví dụ, nó là biểu tượng của Lực lượng An ninh Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến MỹTrung đoàn Bộ binh 187, Sư đoàn Không quân 101 và các lực lượng khác của Mỹ tại Nhật Bản.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Torii http://www.univie.ac.at/rel_jap/an/Bauten:Einleitu... http://www.univie.ac.at/rel_jap/bauten/anm_torii.h... http://holoholo.air-nifty.com/nara/photo06/oomiwa.... http://www.amazon.com/dp/0700710515 http://books.google.com/books?id=MWGQAgAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=TV63mlG7GGgC&pg=P... http://mmjarboe.com/historical.html http://eos.kokugakuin.ac.jp/modules/xwords/entry.p... http://www.bk1.jp/review/41486 http://www.geocities.jp/miniuzi0502/torii/Tbunrui....